Vai trò và những phẩm chất cần có ở một giám đốc nhân sự
Nhân sự là một trong những nguồn lực chính của doanh nghiệp hiện nay. Vậy, vai trò của giám đốc nhân sự sẽ được nhìn nhận như thế nào?
Các cấp độ của công tác nhân sự
Trong một tổ chức, quy mô của hệ thống nhân sự được chia làm ba cấp độ. Tùy từng cấp độ mà giám đốc nhân sự đóng một vai trò nhất định.
Ở cấp độ một, công tác nhân sự chỉ đơn thuần là xử lý các sự vụ hành chính: Xếp lịch, chấm công, giải quyết tranh chấp nhỏ…
Ở cấp độ hai, công tác nhân sự được chuyên môn hóa. Bộ phận nhân sự tham gia vào việc lên kế hoạch đào tạo, góp tiếng nói vào sự thăng tiến hay sa thải nhân viên… Tuy nhiên, những nhiệm vụ đó phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược của ban giám đốc.
Ở cấp độ ba, bộ phận nhân sự đóng vai trò hoạch định chiến lược. Họ được xem như “đối tác” của ban giám đốc. Họ là nhà tư vấn và vạch ra chiến lược phát triển công ty theo “đơn đặt hàng” từ ban giám đốc. Họ hoạt động độc lập và bình đẳng với ban giám đốc. Đây là cấp độ lý tưởng chỉ xuất hiện ở các tập đoàn hàng đầu thế giới.

1. Giám đốc nhân sự đóng vai trò như một chuyên viên tâm lý
Đặc thù của công tác nhân sự là kết nối tất cả các phòng ban trong công ty. Vì thế, giám đốc nhân sự phải là một người nắm bắt được tâm lý của người khác.
Chẳng hạn, một nhân viên mới đến làm việc nhưng đã tỏ ra chán nản và muốn nghỉ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của công ty. Đồng thời, nó còn khiến các nhân viên khác đặt câu hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra?”. Trường hợp này, giám đốc nhân sự cần giải quyết ngay vấn đề. giám đốc nhân sự phải tìm hiểu điều gì khiến nhân viên muốn nghỉ việc. Do thất vọng với thực tế, tự thấy mình không phù hợp với công việc, tự ái cá nhân hay mâu thuẫn nội bộ…
Sau khi xác định đúng nguyên nhân, giám đốc nhân sự cần phân tích điều đó có xác đáng không có khắc phục được không? Hướng giải quyết như thế nào? Thông thường, nhân viên ra đi hay ở lại đều có liên quan đến tháp nhu cầu của Maslow: sinh tồn, an toàn, chia sẻ, chứng tỏ địa vị và hiện thực hóa lý tưởng. Nếu giám đốc nhân sự biết vấn đề của nhân viên đang ở cấp độ nào thì sẽ có giải pháp thích hợp.
Chẳng hạn, một anh trưởng phòng có lương cao, công việc không áp lực nhiều, quan hệ với mọi người khá ổn… nhưng nằng nặc xin nghỉ. Nếu am hiểu, giám đốc nhân sự sẽ nhận ra rằng: Anh ta đang cảm thấy nhàm chán vì công việc. Anh muốn hiện thực hóa lý tưởng bản thân. Tuy nhiên, nơi anh làm việc không thể đáp ứng được nhu cầu. Do đó nếu tạo cho anh thách thức mới, công ty sẽ giữ được một nhân viên giỏi.
Ngoài ra. giám đốc nhân sự phải là người biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của các phòng ban. Khi biết được tâm tư nguyện vọng của họ thì cần truyền đạt rõ ràng mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược… của công ty đến với họ.
.png)
2. Giám đốc nhân sự là người truyền tin hiệu quả
Có câu chuyện kể rằng: Khi thấy hai người A và B ngồi đẽo đá giữa đường anh Y hỏi anh A: “Anh đang làm gì thế?”. Người A trả lời: “Tôi đang đẽo đá anh không thấy à?”. Cùng câu hỏi đó, anh Y hỏi người B. Anh ta trả lời: “Tôi đang đẽo đá để xây ngôi nhà kia. Nó đã lên được tầng thứ hai”. Với cùng một câu hỏi nhưng hai người có hai cách trả lời khác nhau.
Trên thực tế, một số doanh nghiệp có những tình huống tương tự. Chiến lược, kế hoạch của ban giám đốc truyền đạt đến nhân viên không rõ ràng. Họ sẽ phản ứng như nhân vật A. Như vậy, giám đốc nhân sự phải là người truyền tin hiệu qua. Tất cả những thông điệp của lãnh đạo công ty phải chuyển đến nhân viên rõ ràng. Đôi khi, có những quy định được ban hành từ trên xuống. Nhân viên cảm thấy mình bị áp đặt. Tuy nhiên, nếu giám đốc nhân sự biết cách, tất cả những khó khăn trên sẽ được giải tỏa.
Chẳng hạn, việc quy định giờ làm việc ở các doanh nghiệp. Một số người cảm thấy khó chịu khi có thông báo sẽ phạt những ai đi làm trễ. Giám đốc nhân sự cần giải thích cho họ hiểu: Những quy định ấy tác động như thế nào đến sản xuất kinh doanh của công ty. Tại sao họ phải tuân thủ… Khi đã hiểu và thông suốt, nhân viên sẽ vui vẻ thực hiện quy định.
3. Giám đốc nhân sự là người hoạch định chiến lược
Một giám đốc nhân sự lý tưởng là người có khả năng cùng ban giám đốc đưa ra chiến lược phát triển nhân sự. Chẳng hạn, khi công ty bắt tay với đối tác thì chính giám đốc nhân sự phải là người đưa ra kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho dự án đó. Thậm chí, giám đốc nhân sự phải dự đoán được xu hướng phát triển của nguồn nhân lực và có kế hoạch ứng phó.
Trường hợp nền kinh tế khủng hoảng, ban giám đốc đưa ra chính sách tinh giản đội ngũ, cất giảm chi phí. Nếu là một giám đốc nhân sự giỏi, vấn đề sẽ là: Chi phí đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài không được giảm đi mà ngược lại phải tăng lên. Thậm chí, chi phí chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của nhân viên cũng phải tăng lên.
Có thể lấy Kodak làm ví dụ. Trong bất kỳ giai đoạn nào, khó khăn hay phát triển, phúc lợi dành cho nhân viên của Kodak không hề thay đổi. Họ hỗ trợ bảo hiểm cho người già, con nhỏ của nhân viên trong công ty. Tiền thưởng cho nhân viên hàng năm không theo định kỳ mà phụ thuộc vào thành tích đã được và từng dự án cụ thể. Vì vậy, Kodak luôn dẫn đầu trong lĩnh vực của mình.
-
4 Tính Năng Của Google Drive Giúp Tăng Năng Suất Làm Việc
Google Drive có nhiều tính năng giúp hỗ trợ và giúp tăng năng suất làm việc một cách nhanh chóng thế nhưng có không ít người vẫn chưa biết những đặc tính... -
Đánh Bay Cảm Giác Uể Oải Buổi Xế Chiều Bằng 5 Cách Sau Để Làm Việc Hiệu...
Cứ cuối mỗi buổi chiều, khi công việc bộn bề nhưng bạn lài gà gật, uể oải đến mức chỉ muốn gục xuống bàn dù đang giờ làm việc. Hãy ngăn chặn... -
3 Phương Pháp Giúp Bạn Tập Trung Và Đạt Được Hiệu Suất Công Việc
Nếu bạn tập trung vào những điều tiêu cực, bạn sẽ trở nên bi quan. Nếu bạn không thể tập trung vào những việc quan trọng, chất lượng cuộc sống của... -
NGHE NHẠC KHI LÀM VIỆC LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT CỦA BẠN
Nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc. Cũng có người cảm nhận, âm nhạc dường như kích... -
Dù bạn là người ưu tú nhất nhưng vẫn có khả năng bị đánh bại bởi những...
Bằng cấp loại ưu, thông minh nhạy bén, chăm chỉ chịu khó... nhưng không may vấp phải bốn sai lầm dưới đây, tài năng cũng chưa chắc đã cứu được bạn. -
Những nguyên nhân khiến bạn mất đi hứng thú trong công việc
Bạn đã từng rất yêu và hài lòng với công việc hiện tại của mình. Có những lúc bạn dành hơn 12 tiếng mỗi ngày chỉ để hoàn thành công việc, không phải... -
Học cách buông bỏ những điều này, bạn sẽ không còn cảm thấy áp lực trong...
“Cầm lên được thì bỏ xuống được.” Bấy lâu nay bạn luôn cảm thấy nặng nề, áp lực trong công việc mình đang làm đó là do bạn không biết mình nên... -
Bí quyết thiết lập sự tự tin một cách nhanh chóng để được nể trọng
Dù bạn là người thông minh, suy nghĩ thấu đáo và đáng tin cậy, không có nghĩa là mọi người hiểu đúng về bạn như vậy. Nếu bạn muốn bạn bè, đồng... -
Ứng viên hẹn gặp nhưng không đến thì phải làm gì?
Nhiều nhà tuyển dụng rơi vào trường hợp đau đầu: hẹn ứng viên đến phỏng vấn nhưng tới giờ thì không thấy ai. Vậy, lý do là gì và làm sao để giảm... -
Phụ thuộc quá nhiều vào đời sống trực tuyến sẽ ảnh hưởng đến chuyện...
Chúng ta đều biết những bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội (social media) có thể giúp chủ tài khoản có thêm người quan tâm nhưng đôi khi lại... -
Những bí quyết giúp chúng ta dậy sớm mà không phải phụ thuộc vào báo thức
Buổi sáng bảnh mắt, đồng hồ báo thức reo vang. Bạn cau mày, đập nó một phát rồi ngủ tiếp. Nếu bạn thấy cảnh này quen quen, hãy nghiêm túc đọc tiếp bài... -
Có những biểu hiện này thì đừng trách tại sao công việc làm mãi không hết
Khi công việc đang chất chồng. Mỗi lần giải quyết xong một đống deadline, chưa kịp thở phào nhẹ nhõm bạn đã phải đối diện với những công việc khác.... -
Jack Ma đã khẳng định rằng “không nên học để thành công”
Trước khi lập nên đế chế Alibaba, Jack Ma đã từng thất bại nhiều lần và trở thành người giàu nhất nhì châu Á cũng như Trung Quốc. Trong một bài phát... -
Bạn có biết trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn ở mỗi công ty đều khác nhau?
Ứng viên tìm việc luôn có rất nhiều vấn đề để lo lắng. Chừng như các buổi phỏng vấn việc làm chưa đủ khiến bạn căng thẳng vì phải nhớ bằng hết... -
6 bí quyết giúp làm việc hiệu quả mà các nhà quản lý thường hay bỏ lỡ
Nếu bạn search Google với từ khóa “những tips giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả” thì sẽ được trả về kết quả gồm hàng triệu bài viết với vô... -
3 thời điểm thích hợp để thương lượng về mức lương với nhà tuyển dụng
Lương bổng luôn là vấn đề đầu tiên khiến bạn phải quan tâm khi đi phỏng vấn. Đâu là mức lương phù hợp với khả năng của bạn, và lời đề nghị từ... -
Những dấu hiệu trong CV cho thấy sự thất bại trước mắt của bạn
Thường thì những nhà tuyển dụng chỉ dành ra khoảng 6 giây để xem 1 hồ sơ và đánh giá xem bạn có thật sự phù hợp với vị trí họ cần hay với văn hóa... -
Mô hình quản trị nguồn nhân lực hiện đại
Vạn vật xung quanh ta luôn thay đổi, tại sao các hoạt động nhân sự trong một tổ chức lại không thay đổi trong khi con người là trung tâm của sự thành bại?... -
Những thói quen vừa mang lại hiệu quả cao trong công việc vừa giúp sếp thêm...
Liệu bạn có được những gì cần thiết để hoàn thành tốt công việc của bạn hay không? Cho dù bạn đang muốn được tăng lương hay thăng chức, hoặc bạn... -
4 Bí Quyết Giúp Bạn Trở Thành Giám Đốc Nhân Sự Lương 6000USD – Tại Sao Không?
Vài trò và tầm ảnh hưởng của một HRD trong doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Vậy làm thế nào để bạn chắc chắn mình có thể trở thành một HRD xuất...